Sự khởi đầu của vũ trụ bắt đầu từ một vụ nổ khổng lồ (big bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm. Vào khoảng vài phần triệu giây ngay sau lúc ra đời, vũ trụ có nhiệt độ vào khoảng hàng nghìn triệu độ. Điều kiện đó của vũ trụ sơ sinh đã được tạo ra trong chiếc máy Rhic ở Brookhaven và các kết quả đã được công bố năm 2005. Có một điều bất ngờ: trạng thái của vật chất vào lúc đó như đã quan sát được trong thiết bị không như các nhà vật lý đã dự đoán: plasma của các quark và gluon không phải ở dạng khí mà là một chất lỏng gần như lý tưởng với độ nhớt bằng không.

Vũ trụ là toàn bộ hệ thống không-thời gian trong nó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ năng lượng hay vật chất. Môn học nghiên cứu vũ trụ, trên những khoảng cách lớn nhất có thể, là vũ trụ học, một môn khoa học kết hợp giữa vật lý vàthiên văn

Vũ trụ học, về cuối thế kỷ 20, được phân làm hai nhánh chính: thực nghiệm (vũ trụ học thực nghiệm) và lý thuyết (vũ trụ học lý thuyết). Các nhà vũ trụ học thực nghiệm đã gần như từ bỏ hy vọng có thể quan sát được toàn bộ vũ trụ; trong khi đó, các nhà vũ trụ học lý thuyết vẫn phát triển các  hình cho toàn bộ vũ trụ, bất chấp khả năng các lý thuyết này sẽ không có đủ bằng chứng thực nghiệm để kiểm chứng.

Các từ "vũ trụ quan sát được", "vũ trụ nhìn thấy" là dành cho vũ trụ mà con người có thể cảm nhận được qua cácphương tiện thực nghiệm.

 Bây giờ ta nói chút về hành tinh xinh đẹp mang tên Trái Đất cuủa chúng ta

Chúng ta đang sống trên Trái Đất - một khối cầu luôn tự quay quanh mình và chuyển động đó giúp nó lăn tròn trên quĩ đạo quanh một ngôi sao nhỏ bé trong số hàng tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ. Bản thân ngôi sao đó cũng có chuyển động của riêng nó. Nó cũng quay, và cũng lăn tròn trên một quĩ đạo khổng lồ - thiên hà của chúng ta. Vậy bạn dã biết gì về những chuyển động đó?

 
Trong vũ trụ với không gian và thời gian đang giúp duy trì sự tồn tại của chúng ta, mọi thứ đều đánh dấu sự có mặt của mình bằng chuyển động. Chuyển động chính là nguyên nhân đầu tiên và cũng là kết quả cuối cùng của tất cả mọi dấu hiệu, hiện tượng . Các hạt cơ bản chuyển động, va chạm với nhau gây ra tương tác, có khi chúng kết hợp với nhau thành một hạt mới, cũng có khi chỉ đơn thuần gây ra các tương tác mà từ đó dẫn đến hàng loạt các chuyển động khác. Thế giới hàng ngày chúng ta cảm nhận cũng chính xuất phát từ những chuyển động cơ bản đó, và dưới con mắt của chúng ta, thế giới vẫn đang không ngừng chuyển động. 
Hàng ngày, bạn không bao giờ có thể đo được vận tốc của một vật bất kì hay thậm chí là biết nó có chuyển động hay không khi bạn không có một cái gì đó để so sánh, nhất là khi chính bạn lại đang "đứng" trên nó. Bạn có thể nói chính xác chúng ta đang tham gia bao nhiêu chuyển động và vận tốc của từng chuyển động đó?

Trước hết, khi nói chúng ta đang tham gia bao nhiêu chuyển động, chúng ta cần loại các chuyển động vi mô như các hạt cơ bản, rồi các chuyển động thường ngày như việc bạn di chuyển trên đường mà chỉ tính chuyển động tính từ mốc nhỏ nhất là chuyển động của bản thân Trái Đất. Vậy thì Trái Đất của chúng ta đang tham gia các chuyển động bao gôm: chuyển động tự quay quanh trục, chuyển động quĩ đạo quanh Mặt Trời (chu kì năm), chuyển động cùng Hệ Mặt Trời quanh tâm thiên hà Milky Way và chuyển động của Milky Way trong cụm địa phương (Local Group).

Nếu bạn muốn biết hàng ngày chúng ta đang chuyển động nhanh đến mức nào thì bạn có thể tham khảo số liệu dưới đây:
  • Vận tốc tự quay của Trái Đất (vận tốc dài tính trên xích đạo): 0,5 km/s
  • Vận tốc Trái Đất di chuyển trên quĩ đạo quanh Mặt Trời : 30 km/s
  • Vận tốc Hệ Mặt Trời chuyển động trong thiên hà: 250 km/s
  • Vận tốc của thiên hà Milky Way trong cụm địa phương: 300 km/s

Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng tất cả các chuyển động kia diễn ra đồng thời, tức là chúng ta đang chuyển động trong vũ trụ với tốc độ lớn hơn rất nhiều bất cứ chiếc máy bay hay tên lửa nào mà loài người từng chế tạo được.

 

 





 
Make a Free Website with Yola.